ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ, SÁNG TẠO THIẾT BỊ DẠY HỌC SỐ VÀ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN LÊ CHÂN
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo là xu hướng tất yếu hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cả nước nói chung, trong quận Lê Chân nói riêng. Xác định rõ xu thế đó, các trường học trong toàn quận đã đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý giáo dục.
Chương trình Ngày hội sáng tạo thiết bị dạy họ số ngành giáo dục quận Lê Chân.
Chuyển đổi số, sáng tạo thiết bị dạy học số và đẩy mạnh công nghệ thông tin trong ngành giáo dục quận Lê Chân
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân coi chuyển đổi số vừa là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để phát triển. Giáo viên các cơ sở giáo dục được tập huấn sử dụng công nghệ thông tin và ra sức sáng tạo thiết bị dạy học số trong công việc, mỗi giáo viên đều có hồ sơ số và không gian riêng để lưu trữ, như kế hoạch bài dạy, sổ theo dõi học sinh, lưu đề kiểm tra, phiếu bài tập. Nhiều trường trong quận có mô hình hay, như Trường THCS Trần Phú, Hoàng Diệu, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đức Cảnh, … Nhờ ứng dụng của phần mềm công nghệ thông tin, chuyển đổi số và học liệu số, ngành giáo dục và đào tạo quận Lê Chân thuận lợi trong thực hiện toàn bộ thống kê của ngành, quản lý đội ngũ giáo viên, số hóa hồ sơ, thiết bị dạy học số và lưu trữ toàn bộ thông tin về điểm số, kết quả môn học của học sinh, điểm danh, học bạ ở các nhà trường, số hóa về sức khỏe của học sinh.
Để chuyển đổi số, sáng tạo thiết bị dạy học số và ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một phần tất yếu trong dạy và học, năm học 2024 – 2025. Ngay từ đầu năm học ngành giáo dục và đào tạo quận Lê Chân đã xác định công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn quận được UBND chỉ đạo triển khai rộng rãi. Chính vì vậy ngày 04/10/2024 Ngày hội sáng tạo thiết bị dạy học số ngành giáo dục quận Lê Chân đã được diễn ra long trọng và thành công rực rỡ với 4 gian hàng của 3 bậc học và khối doanh nghiệp với hơn 500 thiết bị dạy học ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đầy sáng tạo .
Chương trình Ngày hội chuyển đổi số ngành giáo dục quận Lê Chân.
Các thầy cô giáo và khách mời thăm quan gian trưng bày sản phẩm thiết bị dạy học số của Bậc Trung học cơ sở.
Các thầy cô giáo và khách mời thăm quan gian trưng bày sản phẩm thiết bị dạy học số của Bậc Mầm non.
Các thầy cô giáo và khách mời chụp ảnh trước gian trưng bày thiết bị dạy học số của Bậc Tiểu học
Các thầy cô thực nghiệm sản phẩm sáng tạo của học sinh lắp ghép có ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin điều khiển..
Các trường trên địa bàn quận Lê Chân tích cực hướng dẫn giáo viên, học sinh và cả phụ huynh học sinh sử dụng kho học liệu số của ngành, tạo điều kiện để giáo viên xây dựng bài giảng điện tử, đóng góp vào kho học liệu số dùng chung, như bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng… Một trong những trường triển khai hiệu quả học liệu số và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đức Cảnh, Võ Thị Sáu, Nguyễn Công Trứ,… Với các thiết bị dạy học số này giáo viên đã vận dụng tối đa các tính năng giúp các em học sinh hiểu được bài giảng và tiếp cận các nguồn kiến thức liên môn khác.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố đã triển khai hiệu quả mô hình thư viện chuyển đổi số.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](https://848603edf5.vws.vegacdn.vn/UploadImages/news/haiphong//2024/thnguyencongtru/admin/2024_10/21/Danvan2024/Thuan/10_211020242033.jpg?w=900)
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai đã được vinh danh trong lễ trao giải với 01 giải Nhất; 01 giải Nhì, 02 giải Ba và 03 giải Khuyến khích
Chuyển đổi số đối với bậc Trung học cơ sở tiếp tục được đặt lên hàng đầu. Nối tiếp những thành tựu đã đạt được, xác định chuyển đổi số trong nhà trường sẽ hỗ trợ đổi mới GD&ĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập cho học sinh mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng số đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi học sinh một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như thường xuyên và tức thời.
Mã link các thiết bị dạy học số của Bậc Trung học cơ sở
Cùng với sự đổi mới của các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, các trường mầm non cũng có những thay đổi đáng kể, trước đây giáo viên phải vất vả tìm kiếm những hình ảnh, đồ dùng học tập phục vụ bài giảng thì nay giáo viên đã có thể tự sáng tạo thiết bị dạy học số hoặc sử dụng nguồn intenet để khai thác tài nguyên giáo dục phong phú. Trên tài nguyên internet, kho học liệu số phong phú, đa dạng của ngành giáo dục (hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc…) giúp giáo viên đưa vào bài giảng một cách linh hoạt, tạo nhiều hứng thú cho học sinh trong học tập. Theo tinh thần Quyết định 131/QĐ-TTg, ngày 25-11-2022, của Thủ tướng Chính phủ, “Phê duyệt đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, ứng dụng này giúp học sinh và giáo viên theo kịp xu hướng số hóa trong giáo dục và phát triển năng lực công nghệ một cách toàn diện hơn.
Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ tích cực chuyển đổi số, sáng tạo thiết bị dạy học số và đẩy mạnh công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục
Thực hiện Kế hoạch về chuyển đổi số của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân, nhiều năm qua Trường tiểu học Nguyễn Công Trứ nơi tôi công tác đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục, tạo động lực thúc đẩy công tác chuyển đổi số trong trường học.
Nhà trường Ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý là việc làm thường xuyên của cán bộ, giáo viên nhà trường. Việc ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác quản lý và giảng dạy luôn được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm. Ban giám hiệu nhà trường đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như máy tính, tivi, máy soi, hệ thống đường truyền nối mạng; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức CNTT. Hiện tại, 100% cán bộ, giáo viên của trường đều soạn bài trên máy tính.
Ứng dụng công nghệ vào công tác giảng dạy đi kèm phương pháp mới như sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy: PowerPoint, Mathcad, Plicker…Việc trao đổi thông tin, văn bản trong nhà trường đều thực hiện bằng phương thức điện tử; nhiều phần mềm được sử dụng trong quản lý như phần mềm nhắn tin liên lạc điện tử, phổ cập, quản lý nhân sự, khai thác kênh thông tin trên các trang Website của nhà trường, zalo, facebook, việc ứng dụng, sử dụng chữ ký số, sử dụng hồ sơ điện tử của giáo viên, quản lý học sinh, kế hoạch giáo dục...Các phần mềm như: Vnedu để quản lý học sinh và trao đổi thông tin sổ liên lạc điện tử với phụ huynh học sinh; phần mềm để quản lý tài chính, Enetviet, hệ thống CSDL ngành... được nhà trường ứng dụng phục vụ hiệu quả công tác quản lý, và nhiệm vụ chuyên môn qua Office 365...
Nhà trường đã triển khai tập huấn sử dụng các phần mềm: phần mềm quản lý giáo dục VN.edu, khai thác các thông tin trên Website trường; hồ sơ giáo án điện tử; phần mềm phổ cập giáo dục trực tuyến; phần mềm plicker; quét mã vạch…tới toàn thể GV, NV trong nhà trường. Giáo viên tham gia tập huấn trực tuyến qua Zoom, Google Meet. 100% giáo viên được tập huấn sử dụng công nghệ thông tin. 100% giáo viên đưa việc dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục. Sự sáng tạo, ứng dụng linh hoạt các phần mềm và hiệu quả của công nghệ đã được các giáo viên nỗ lực trau dồi và áp dụng vào bài giảng.
Sử dụng hệ thống quét mã vạch ở các sản phẩm trong không gian văn hóa giúp mọi người tìm hiểu các thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác.
Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ đã triển khai nhiều thiết bị dạy học số hiệu quả.
Chuyển đổi số là việc làm tất yếu của giáo dục thời đại mới.
Muốn chuyển đổi số thành công thì cần sự thay đổi từ trong tư duy, nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên, người làm công tác quản lý giáo dục, từ đó mới cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ số (như kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin trên môi trường số…) cho tất cả những người làm công tác giảng dạy. Đội ngũ giáo viên cần được trang bị cách truyền đạt các kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo cho học sinh. Cùng với việc nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên là việc phát triển các khóa dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, điều này góp phần rất lớn trong công tác phục vụ giáo viên dạy học. Nhờ vậy người học có thể tiếp cận kiến thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tế.
Để tạo cơ hội cơ hội cho người dạy và người học, ngành giáo dục và đào tạo quận Lê Chân cần chú trọng vào triển khai quản lý hệ thống, chia sẻ dữ liệu để đồng bộ trong ngành giáo dục. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các thiết bị phục vụ quá trình dạy và học, các thiết bị phải được cải tiến, đổi mới khi chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là những nơi có kết nối kém. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục cần được xem là giải pháp lâu dài và mang tính chiến lược, gắn với những cải cách mạnh mẽ, triệt để trong giảng dạy, học tập và quản lý đào tạo.
Thực tế cho thấy, ngành Giáo dục đang "hòa mình" vào công cuộc chuyển đổi số của quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ có thể tạo ra hiệu ứng khác nhau trong giáo dục và mang lại nhiều giá trị tích cực. Đây là xu thế không thể đảo ngược khi giáo dục ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, chuyển đổi số trở thành giải pháp đúng đắn để giúp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.